Thông tin sản phẩm

PHỤ TÙNG OEM LÀ GÌ? PHÂN BIỆT OEM VÀ ODM, OBM TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

Phụ tùng OEM là phụ tùng được sản xuất bởi nhà sản xuất thiết bị gốc, sau đó được cung cấp cho các hãng để lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh. Việc hiểu rõ về phụ tùng OEM sẽ giúp khách hàng có sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin chi tiết Phụ tùng OEM là gì? Phân biệt OEM và ODM, OBM trong sản xuất công nghiệp. 

Phụ tùng OEM là gì?

Phụ tùng OEM (Original Equipment Manufacturer) là phụ tùng chính hãng, được sản xuất bởi nhà sản xuất thiết bị gốc, sau đó được cung cấp cho các hãng để lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh, đáp ứng được chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật cao.  

Phụ tùng OEM là phụ tùng chính hãng, đáp ứng được chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật cao.

Trên cơ sở các dòng xe, phụ tùng OEM thường được chia thành 3 loại chính:

– Phụ tùng dành cho xe thương mại: 

+ Xe hạng nặng HCV (Heavy Commercial Vehicle)

+ Xe hạng nhẹ LCV (Light Commercial Vehicle)

– Phụ tùng dành cho xe điện:

+ Xe PHEV (Plug-in Hybrid Electric Vehicle)

+ Xe HEV (Hybrid Electric Vehicle)

+ Xe BEV (Battery Electric Vehicle)

– Phụ tùng dành cho xe du lịch.

Phụ tùng OEM dành cho xe thường bao gồm: bộ phận thân xe (cửa sổ, cửa xe), bộ phận điện (hệ thống đèn, công tắc điện, đồng hồ đo, cảm biến, camera, hệ thống đánh lửa), hệ truyền động (động cơ, hộp số, trục dẫn động), khung gầm (khung xe, hệ thống treo, hệ thống phanh) và nội thất (ghế ngồi, bảng điều khiển, hệ thống âm thanh),….

Ưu điểm và nhược điểm của phụ tùng OEM 

Ưu điểm

– Tính bền cao: Phụ tùng OEM được sản xuất theo thông số kỹ thuật của phụ tùng gốc nên có độ bền cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm lâu dài của khách hàng. 

– Chất lượng sản phẩm vượt trội: Nhờ được sản xuất bởi chính những nhà sản xuất thiết bị gốc, phụ tùng OEM đảm bảo chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng thương hiệu. 

– Chính sách bảo hành tốt: Nhà sản xuất thiết bị gốc thường cung cấp chính sách bảo hành và các dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng khi sử dụng phụ tùng OEM.

Phụ tùng OEM có tính bền cao và chất lượng sản phẩm vượt trội.

Nhược điểm 

– Phải đến các đại lý, nhà cung cấp chính hãng để mua sản phẩm: Khách hàng phải gửi yêu cầu đến đại lý ủy quyền hoặc nhà cung cấp chính hãng để đặt mua phụ tùng OEM.   

– Chỉ được thiết kế riêng biệt cho từng dòng xe: Phụ tùng OEM thường chỉ được thiết kế và sản xuất riêng cho từng dòng xe cụ thể, khó tương thích với các dòng xe khác. 

Phân biệt OEM và ODM, OBM trong sản xuất công nghiệp

OEM  

OEM (Original Equipment Manufacturing) nghĩa là nhà sản xuất thiết bị gốc. Đây là mô hình sản xuất sản phẩm theo thiết kế của khách hàng và bán sản phẩm dưới tên thương hiệu của khách hàng. OEM mang đến dịch vụ tối ưu từ công đoạn tìm kiếm giải pháp, nhập vật liệu, tạo mẫu đến sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh cho khách hàng. 

Các sản phẩm được sản xuất theo hình thức OEM bao gồm: sản phẩm công nghệ điện tử; thiết bị gia dụng; phụ tùng ô tô, xe máy, xe đạp; phụ kiện thời trang; đồ nội thất;…

OEM là mô hình sản xuất sản phẩm theo thiết kế, yêu cầu của khách hàng và bán sản phẩm dưới tên thương hiệu của khách hàng.

ODM

ODM (Original Design Manufacturer) được hiểu là nhà sản xuất thiết kế gốc. Đây là mô hình kinh doanh chỉ các nhà sản xuất có khả năng thiết kế sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng và đưa sản phẩm ra thị trường dưới tên thương hiệu của khách hàng. 

ODM cung cấp dịch vụ trọn gói từ việc nghiên cứu, thiết kế đến sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Các sản phẩm được sản xuất theo hình thức ODM bao gồm: quần áo, giày dép, mỹ phẩm, đồ trang trí nội thất,…

ODM là các nhà sản xuất có khả năng thiết kế sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.

OBM

OBM (Original Brand Manufacturing) được hiểu là nhà sản xuất thương hiệu gốc. Đây là mô hình kinh doanh chỉ các nhà sản xuất có khả năng phát triển và sản xuất sản phẩm dưới thương hiệu của riêng mình. 

OBM thực hiện sản xuất theo chuỗi giá trị từ việc đầu tư nghiên cứu, phát triển, thiết kế, sản xuất sản phẩm đến quảng bá và tiếp thị thương hiệu. Nhờ đó, OBM kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất, giá cả và chất lượng sản phẩm.  

Các sản phẩm theo hình thức OBM bao gồm: đồ điện tử tiêu dùng, thiết bị định vị, sản phẩm IoT, thiết bị y tế, thiết bị điện tử và công nghiệp,…

OBM là mô hình kinh doanh chỉ các nhà sản xuất có khả năng phát triển và sản xuất sản phẩm dưới thương hiệu của riêng mình.

Nên lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh nào?

Việc lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh OEM, ODM hay OBM phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tính chất sản phẩm, năng lực sản xuất và thiết kế, mục tiêu thương hiệu, chiến lược kinh doanh và khả năng tài chính, nhân sự…

OEM: phù hợp với doanh nghiệp mong muốn sản xuất sản phẩm theo thiết kế yêu cầu, tập trung vào việc xây dựng thương hiệu và bán hàng mà không cần đầu tư quá nhiều chi phí vào hoạt động sản xuất.  

ODM: phù hợp với doanh nghiệp mong muốn sở hữu sản phẩm theo yêu cầu nhưng không có khả năng thiết kế và sản xuất, giúp doanh nghiệp tập trung vào marketing, bán hàng và phát triển thương hiệu.  

OBM: phù hợp với doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh, đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, năng lực thiết kế, sản xuất và marketing bài bản, hướng đến xây dựng thương hiệu độc quyền và tối đa hóa lợi nhuận. 

Tóm lại, tùy thuộc vào nhu cầu, năng lực và hạn chế của từng doanh nghiệp mà lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp, từ đó giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. 

THACO INDUSTRIES – Nhà sản xuất OEM uy tín hàng đầu khu vực Đông Nam Á 

Với nền tảng 20 năm hoạt động trong lĩnh vực gia công cơ khí và công nghiệp hỗ trợ, THACO INDUSTRIES đã tích hợp các lợi thế, nâng cao năng lực cạnh tranh, trở thành nhà sản xuất OEM uy tín hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Tập đoàn hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: Linh kiện phụ tùng ô tô; Gia công vật tư linh kiện công nghiệp, dân dụng và thiết bị chuyên dụng. 

THACO INDUSTRIES sở hữu quy mô sản xuất lớn với hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại, tự động hóa cao, bao gồm: Trung tâm R&D, Tổ hợp Cơ khí và Các nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng với tổng vốn đầu tư hơn 850 triệu USD, diện tích 320 ha và gần 8.000 nhân sự.   

THACO INDUSTRIES sở hữu quy mô sản xuất lớn với hệ thống thiết bị hiện đại, tự động hóa cao.

Tập đoàn thực hiện mô hình sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị khép kín từ việc Nghiên cứu, Phát triển sản phẩm, Gia công & Chế tạo đến Lắp đặt, Chuyển giao vận hành và Bảo trì, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cao. Nhờ đó, khách hàng có thể đặt sản xuất những bộ linh kiện, thiết bị hoàn chỉnh mà không cần qua nhiều nhà cung cấp khác nhau. 

Hiện nay, các sản phẩm của THACO INDUSTRIES đã có mặt trên nhiều quốc gia, tiêu biểu là các thị trường trọng điểm như: Bắc Mỹ, Bắc Âu, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Campuchia,…

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về “Phụ tùng OEM là gì? Phân biệt OEM và ODM, OBM trong sản xuất công nghiệp. Nếu quý khách hàng mong muốn tìm kiếm đơn vị sản xuất phụ tùng OEM chất lượng cao, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline: 0235 356 7161 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

TIN tức LIÊN QUAN

Sự kiện - Triển lãm

THACO INDUSTRIES KHÁNH THÀNH CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT LINH KIỆN PHỤ TÙNG Ô TÔ VÀ TRUNG TÂM R&D

Sự kiện - Triển lãm

NHÀ MÁY NHÍP Ô TÔ NHẬN GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA

Thông tin sản phẩm

THACO INDUSTRIES – ĐỐI TÁC SẢN XUẤT VÀ OEM THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP QUÁ KHỔ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Copyright © 2022 THACO INDUSTRIES